Từ trước đến nay, người chăn nuôi thường chỉ dựa vào những đặc tính ngoại hình như: mắt sáng, lông mượt, chân mẫm, cánh ôm… để phân biệt gà giống tốt hay không.
Điều này là đúng nhưng chưa đủ. Việc lựa chọn con giống cần dựa vào những tiêu chí kĩ càng hơn vì đây là khâu đầu tiên, quyết định thành bại trong chăn nuôi sau này.
Những người chăn nuôi đang muốn làm giàu bền vững và đúc rút thêm kinh nghiệm cho mình, xin mời tham khảo 8 tiêu chí để chọn được con giống chất lượng cao:
Tiêu chí 1: Dựa vào cân nặng tiêu chuẩn
Khi được một ngày tuổi, gà giống đạt tiêu chuẩn sẽ có cân nặng trong khoảng sau:
Gà ri lai: 30-34 gram
Gà ta lai: 32-36 gram
Gà trắng, màu: 34-39 gram
Tiêu chí 2: Thử mức độ phản xạ của gà
Đặt gà con nằm ngửa trên lòng bàn tay, nếu gà có thể đứng dậy được trong khoảng 3 giây là dấu hiệu gà có sức khỏe và phản xạ rất tốt. Trong vòng 10 giây là gà đạt yêu cầu. Nếu sau 10 giây không dậy được, gà giống có sức phản xạ kém và sức khỏe yếu.
Tiêu chí 3: Quan sát các biểu hiện bên ngoài với các tiêu chí: lông bông, dáng đứng thẳng, mắt to và sáng, cánh nhỏ, đều. Người chăn nuôi cũng cần lưu ý loại bỏ gà dị tật, không khỏe mạnh.
Tiêu chí 4: Kiểm tra lông cánh:
Ngoài việc lựa chọn con giống có lông bông xốp, nếu con giống gà có lông cánh phát triển quá dài thì có thể đó là dấu hiệu của việc gà nở sớm hoặc đã được để nhiều hơn 1 ngày tại nơi sản xuất.
Tiêu chí 5: Kiểm tra chân gà
Cần quan sát thật kỹ xem chân gà có mẫy hay không. Người chăn nuôi nên loại bỏ những các dấu hiệu: chân choãi, khớp chân tụ máu, lệch khớp xương,…
Tiêu chí 6: Kiểm tra rốn
Thực tế cho thấy, rất nhiều người chăn nuôi thiệt hại do gà giống bị hở rốn. Vì rốn là bộ phận rất dễ nhiễm nấm và vi khuẩn. Gà tốt là khi rốn kín và lành lặn. Những trường hợp hở rốn, loét rốn, còn dây rốn, rốn đen,… đều cần phải loại bỏ.
Tiêu chí 7: Trong tuần đầu tiên, theo dõi sát sao mức độ phát triển:
Thông thường, nếu gà khỏe mạnh sinh trưởng tốt thì cân nặng trong ngày thứ 7-10 sẽ bằng 4 đến 4,5 lần cân nặng của gà lúc mới sinh.
Những kinh nghiệm để kích gà đẻ nhiều trứng
Người nuôi cần chú ý ở tất cả các khâu chuẩn bị chuồng trại, chọn gà giống, kỹ thuật chăm sóc để mang lại hiệu quả cao nhất.
Chuẩn bị chuồng nuôi
Chuồng trại nên xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, nền chuồng được láng xi măng phẳng có độ dốc từ 3 – 5 độ để tiện cho việc vệ sinh. Dùng vải bạt, bạt dứa hoặc có thể tận dụng bao tải dứa khâu lại thành rèm che bên ngoài chuồng để giữ nhiệt độ chuồng nuôi và tránh gió lùa hoặc mưa hắt vào chuồng gà, có thể dùng cót ép hay phên liếp để che chắn. Trong hai tuần nuôi đầu tiên có thể dùng mẹt tre hoặc khay tôn (kích thước 60 x 80 cm, chiều cao 2,5 – 3 cm) để đựng thức ăn cho 80 – 100 gà. Từ tuần thứ 3 trở đi có thể dùng 2 loại máng ăn (máng tròn hoặc máng dài). Trước cửa chuồng phải có hố sát trùng hoặc khay đựng vôi bột để đảm bảo an toàn sinh học.
Chọn gà giống
Nên chọn giống gà chuyên trứng và thích nghi với điều kiện khí hậu của vùng nuôi. Gà con 1 ngày tuổi, chọn những con nhanh nhẹn, mắt sáng, lông bông, bụng gọn, chân mập, bóng; loại ngay những gà con chân khô, vẹo mỏ, khèo chân, hở rốn, bụng nặng, bết lông.
Khi gà được 9 tuần tuổi, 20 tuần tuổi tiến hành lựa chọn gà đưa vào nuôi hậu bị. Dựa vào các đặc điểm ngoại hình cần chọn như: Đầu tròn, nhỏ; mắt to, sáng; mỏ bình thường; mào và tích đỏ tươi; thân hình cân đối; khoảng cách giữa xương cuối lưỡi hái và xương háng rộng; da chân bóng; lông màu sáng, bóng mượt; trạng thái nhanh nhẹn.
Trong quá trình nuôi đẻ, cần định kỳ loại thải những con gà đẻ kém nhằm tiết kiệm thức ăn.
Kỹ thuật nuôi
Giai đoạn gà 0 – 9 tuần tuổi
Thắp điện trong quây trước khi úm gà 1 – 2 giờ. Mật độ gột 20 – 25 con/m2. Trong quá trình úm cần nới dần quây theo độ tuổi của gà, nhất là khi nhiệt độ tăng cao.
Trong ngày đầu tiên nên cho gà ăn ngô nghiền để tiêu thụ hết túi lòng đỏ. Sau đó sử dụng thức ăn phối trộn gồm thức ăn công nghiệp phù hợp với giai đoạn phát triển của gà và một số loại thức ăn khác. Cụ thể, trong 3 tuần đầu sử dụng thức ăn công nghiệp cho gà giai đoạn 1 – 21 tuần tuổi với tỷ lệ 30% trộn với cám ngô 60%, và cám gạo 10%. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 10 dùng thức ăn cho gà giai đoạn 21 – 42 ngày với tỷ lệ 25% trộn với 60% cám ngô và 15% cám gạo. Thức ăn đã trộn không để quá 5 ngày. Cho gà ăn 6 – 8 lần/ngày để gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Đảm bảo đủ nước uống sạch, bổ sung Vitamin C, đường Gluco vào nước cho gà uống.
Tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường, giai đoạn phát triển của gà kết hợp với việc thường xuyên quan sát để điều chỉnh nhiệt độ trong quây cho phù hợp.
Định kỳ phùn thuốc khử trùng xung quanh khu vực vực chăn nuôi, tiêm phòng theo lịch, thường xuyên quan sát biểu hiện của đàn gà để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tuần tuổi
Khẩu phần (g/con/ngày)
20 95-100
21 100-105
22 105-110
23 110-115
24 >115
25 >115
26 >115
Giai đoạn gà 10 – 20 tuần tuổi
Giai đoạn này chỉ cần ánh sáng tự nhiên. Mật độ khi gà 10 – 17 tuần tuổi từ 6 – 10 con/m2, khi 17 – 20 tuần tuổi nuôi với mật độ 3 – 5 con/m2.
Thức ăn giai đoạn ngày gồm 15% thức ăn công nghiệp chuyên dụng phối trộn với 60% cám ngô và 25% cám gạo. Hàng ngày vệ sinh chuồng trại, quan sát hoạt động của gà để kịp thời điều chỉnh khi có hiện tượng bất thường, đồng thời nắm được thời điểm gà đẻ bói để có chế độ cung cấp thức ăn phù hợp. Kết thúc 20 tuần tuổi tiến hành chọn những con đạt tiêu chuẩn sang đàn gà đẻ để nâng cao độ đồng đều cho đàn gà. Chọn những gà mái lên đẻ có ngoại hình phát dục tốt biểu hiện bằng độ bóng của lông mào tích, bụng mềm, xương chậu rộng. Đối với gà trống cần chọn những gà mào thẳng đứng, to, chân cao, hai cánh vững chắc úp gọn trên lưng, dáng hùng dũng. Mật độ nuôi 3 – 5 con/m2, nếu có sân chơi có thể nuôi với mật độ 5 – 6 con/m2. Tiến hành chọn gà lúc trời mát. Định kỳ phun thuốc khử trùng khu vực chăn nuôi. Hàng ngày, vệ sinh máng ăn, máng uống. Tiêm phòng vaccin cho gà theo lịch.
Giai đoạn đẻ (trên 20 tuần tuổi)
Cho gà ăn theo tỷ lệ đẻ của đàn gà và theo giống gà. Chế độ chiếu sáng ổn định 14 – 16 giờ/ngày. Chuẩn bị đủ ổ đẻ cho gà, trung bình 5 – 6 gà/ổ, ổ đẻ đặt ở những nơi tránh ánh sáng trực tiếp và phân bố đều trong chuồng. Ổ đẻ được lót trấu, rơm rạ sạch, định kỳ thay lót ổ đẻ 2 lần/tuần. Hàng ngày quan sát đặc điểm ngoại hình, hoạt động của gà (màu lông, rụng lông, màu sắc mào…) để biết có chế độ chăm sóc hợp lý, loại bỏ những con gà ốm, gà không đẻ ra khỏi đàn.
Dinh dưỡng trong suốt giai đoạn gà đẻ: gà đẻ rất nhạy cảm với sự biến động chất lượng của thức ăn thể hiện ở năng suất trứng. Cần chú ý rất nhiều trong giai đoạn gà cho năng suất cao điểm. Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ giúp gà cho năng suất ổn định trong thời gian dài. Cho gà ăn 2 lần/ngày, sáng 40% lượng thức ăn và chiều 60% lượng thức ăn. Có thể áp dụng bảng khẩu phần ăn cho gà như bảng sau.
Quan sát kích thước trứng, vỏ trứng. Nếu vỏ trứng mỏng hoặc đẻ non thì phải bổ sung thêm canxi (trộn thêm vỏ sò, bột xương xay nhỏ) vào thức ăn buổi chiều. Nếu vỏ trứng nhỏ hơn bình thường thì phải tăng thêm lượng thức ăn. Muốn cho gà đẻ thương phẩm thay lông đồng loạt để tiếp tục cho trứng thêm một chu kỳ nữa, cần chú ý dự đoán giá bán trứng trong 6 – 8 tuần sắp tới (vì từ khi tiến hành quy trình thay lông thì đàn gà sẽ đẻ lại sau đó 6 – 8 tuần).
Quy trình cho gà thay lông đồng loạt như sau: giảm thời gian chiếu sáng còn 8 – 10 giờ/ngày (tức là chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên của ban ngày). Ngày thứ 1 – 2, cho gà nhịn đói và khát hoàn toàn. Ngày thứ 3 – 9, cứ 1 ngày cho ăn với lượng 40 – 50 g/con/ngày và cho uống nước theo nhu cầu, ngày kế tiếp cho nhịn đói và khát. Ngày thứ 10 – 60, cho ăn với lượng 70 – 80 g/con/ngày (khoảng 75% lượng thức ăn bình thường) và cho uống nước tự do. Từ ngày thứ 61 trở đi cho ăn, uống tự do, tăng thời gian chiếu sáng lên 14 – 16 giờ/ngày. Bình thường gà sẽ đẻ trở lại sau khi thay lông 6 – 8 tuần.
>> Mỗi đàn gà đẻ chỉ nên thu trứng 1 – 2 chu kỳ nuôi, vì tỷ lệ chết trong chu kỳ đẻ sau sẽ cao hơn chu kỳ trước, năng suất trứng giảm khoảng 15% và thời gian cho trứng ngắn hơn so chu kỳ trước; chất lượng vỏ trứng giảm; mức tiêu thụ thức ăn cao hơn…